Với du lịch Hàn Quốc, bất cứ miền đất nào bạn đặt chân đến, dù là bãi biển, đảo, các địa danh nổi tiếng, những giá trị văn hóa luôn được kể song hành cùng vẻ đẹp của tự nhiên. Một trong những nét tiêu biểu đó là Harubang, biểu tượng mà bạn có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trên xứ Hàn.
Đến đảo Jeju, Hàn Quốc, không ai không biết đến nhân vật Harubang (ông nội), được coi là người bảo vệ cho làng và hòn đảo. Ở đâu cũng thấy tượng Harubang được tạo bởi nham thạch như Harubang đứng trước biển, trước cổng làng, tại các điểm du lịch… Harubang cũng trở thành biểu tượng của đảo Jeju và được tạc thành các những món quà lưu niệm đáng yêu. Không chỉ vậy, đá còn tạo nên truyền thuyết về hai pho tượng đá “Ông nội – Bà nội” vẫn đang sừng sững bảo vệ hòn đảo Jeju. Cùng chudutravel tìm hiểu những thông tin thú vị về tượng đá Harubang:
Truyền thuyết về “Ông nội – Bà nội” Harubang
Nếu đến với Jeju, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những bức tượng có hình “Ông nội – Bà nội” (hay còn được gọi với những cái tên Dol hareubang, Hareubang hoặc Harubang) ở khắp mọi mọi nơi, từ các điểm thăm quan du lịch, trên đường phố đến trước cổng mỗi căn nhà trong các ngôi làng dân tộc…
Người dân trên đảo kể lại rằng, tổ tiên của người Jeju chính là “Bà nội”. Tượng “Bà nội” không chỉ được đặt ở cổng làng để làm “người giữ làng” mà còn được người Jeju sử dụng làm cột mốc đánh dấu một khoảng cách nhất định trên những con đường. Mỗi khi vượt qua một chặng đường, chỉ cần đếm số tượng “Bà nội”, người ta sẽ tính được khoảng cách mà mình đã đi qua.
Rồi sau này, để ngăn không cho xe tải vào làng, người Jeju cho tạc thêm tượng “Ông nội” đứng đối diện với “Bà nội” ở phía bên kia cổng làng. Khoảng cách giữa hai pho tượng chính là giới hạn cho phép các loại phương tiện có thể lưu thông trên đường làng. Cho dù một ngày đẹp trời hoặc ngày có giông bão, ông bà đá đều đóng vai trò như những người vệ sỹ bảo vệ hòn đảo thoát khỏi tất cả những điều kỳ quái.
Sau đó, hai pho tượng được gắn thêm ý nghĩa phồn thực với mong muốn phát triển dân số ở nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nếu muốn sinh con trai, người dân Jeju sẽ đặt tay lên mũi “Ông nội”, còn nếu muốn sinh con gái thì đặt tay lên mũi “Bà nội”.
Ngày nay, nhiều du khách cũng đến Jeju và đặt tay lên mũi “Ông nội – Bà nội” như một điều may mắn về chuyện con cái.
Khám phá sự lôi cuốn của tượng đá Harubang
Sẽ rất khó tưởng tượng nếu như Jeju không có đá. Đá của Jeju được dùng để tạc tượng, làm bia mộ nên nó tồn tại cùng thời gian với linh hồn những người đã khuất. Đặc biệt, các bức điêu khắc được làm từ đá Bazan chứa đựng sự tồn tại duy nhất của người Jeju. Bởi vậy, đá của Jeju không thể mang ra khỏi hòn đảo. Du khách chỉ có thể mang đi những món đồ kỷ niệm nhỏ mà người nghệ nhân Jeju đã khéo léo tạo ra.
Trên đảo Jeju, đâu đâu cũng là đá đen, xốp nhẹ và hút nước. Đá như thểnhững người bạn “bền lòng” cùng số cư dân ít hỏi của hòn đảo này. Đá nằm hai bên đường đi, dọc theo bờ biển, đá chen những rừng hoa, nhoài mình ra xa bờ, xung quanh những vườn quýt, đá được tạc tượng, đá để xây nhà, đắp cổng làm hàng rào bao phủ, làm ranh giới phân định các làng xóm với nhau. Đá còn mang cả nét nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của người Jeju để theo tay khách du lịch Hàn Quốc một lần tới nơi đây đi đến muôn nơi khác.
Từ những cục đá thô, bằng sự tỉ mỉ khéo léo những người thợ đã chế tác nên hàng trăm hình dáng khác nhau tuyệt đẹp. Nổi tiếng và đặc sắc nhất là nhân vật Harubang (ông nội), được người dân Jeju coi như thần bảo vệ cho làng xóm và hòn đảo. Chỉ cần đặt chân xuống Jeju, bạn sẽ thấy những bức tượng Harubang được tạo bởi nham thạch đứng yên lặng trước biển, trước cổng làng, tại các điểm du lịch… Harubang dần trở thành biểu tượng của hòn đảo và cũng được tạc lên những viên đá đen mini xinh xắn trong vai trò những món quà lưu niệm đáng yêu, mang nét nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của người Jeju để theo tay khách du lịch Hàn Quốc một lần tới nơi đây đi đến muôn nơi khác.
Đến thăm Vườn hóa thạch Geumneung, ta sẽ bắt gặp những bức tượng đá với nhiều hình thù khác nhau. Không chỉ là những bức tượng “Ông nội – Bà nội” đã trở nên quen thuộc, mà còn có những bức tượng Phật làm bằng đá, những mô hình đá nhỏ kể lại cuộc sống bình dị của người dân, đặc biệt là những bức tượng đá miêu tả số phận của những người phụ nữ Jeju.
Harubang – biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo
Khi nhắc đến Hàn Quốc, đảo Jeju có lẽ là địa danh quen thuộc mà bất cứ vị khách yêu thích du lịch Đông Á nào cũng biết. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo như người cá, thăm làng truyền thống… hình ảnh đảo ngọc Jeju còn ghi dấu với du khách bởi hình ảnh của… đá.
Đá có mặt khắp mọi nơi, đủ các loại đá với hình thù độc đáo, có thể được kiến tạo bởi con người hoặc tự nhiên. Và Harubang vốn là tên gọi riêng của người dân đảo Jeju dành cho vị thần hộ mệnh làng ven biển xưa. Nhưng với sự phát triển của du lịch hòn đảo ngọc này, Harubang được nhắc đến như một biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo, được dùng để gọi tên cho “tượng đá mặt người” khắp nơi trên đất nước Hàn.
Harubang mang ý nghĩa và quan niệm như mọi Jangseung trên khắp đất nước Hàn Quốc, nhưng được làm từ đá đen, với đủ các kích thước lớn nhỏ.
Harubang có mặt tại các bãi biển du lịch, chùa chiền, công viên hay khuôn viên trường đại học… Bất cứ địa danh du lịch nổi tiếng nào như bãi biển Haeundae, Gwangalli (Busan), chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan), công viên Grand Park (Seoul), làng truyền thống Yangdong (Gyeongju), đảo Jeju, đảo Nami… đều có mặt các ông già đá Harubang canh giữ.
Harubang – món quà lưu niệm mang đầy tính biểu tượng của Hàn Quốc
Ở Jeju, bạn không được phép mang đá thô nhặt ở ngoài đường hay bãi biển mang về làm đồ lưu niệm. Đó là luật lệ được đặt ra để người dân Jeju bảo vệ ‘đặc sản’ của mình. Đá núi lửa là tài sản quốc gia của người Hàn Quốc nên bạn không được tự ý lấy nó và mang đi. Những mẫu đá này sẽ bị tịch thu tại sân bay khi bạ rời khỏi đây. Nếu muốn mang đá về nhà, bạn chỉ có thể mua các bức tượng được làm bằng đá. Đó là những sản phẩm đã được chế tác và làm thành món quà lưu niệm có giá trị cao. Đó cũng là một cách tích cực để bảo vệ tài sản quốc gia và nâng cao giá trị của những món quà dân gian truyền thống.
Những tượng đá lớn nhỏ, những chiếc móc chìa khóa bé xinh, Harubang xù xì thô nhám… tất cả đều là những món quà thú vị có thể mang về sau hành trình khám phá hòn đảo thiên đường. Bởi chỉ đơn giản từ đá, được đục nạo nhỏ xinh, truyền theo những câu chuyện và ý nghĩa văn hóa, Harubang đã trở thành biểu tượng của sức khỏe, thịnh vượng, thành đạt và sum vầy con cái. Cũng vì thế, Harubang là món quà mà bất cứ khách du lịch nào tới thăm bán đảo Hàn Quốc đều tìm mua làm kỷ niệm.
Đến với tour du lịch Hàn Quốc cùng Chudu travel, bạn sẽ có cơ hội thăm đảo Jeju trong lành, hữu tình; được khám phá nét văn hóa giản dị mà đặc sắc của những “thổ dân” nơi đây, và còn được sở hữu những món quà kỉ niệm độc đáom chứa đựng ước ao may mắn, an bình của hòn đảo nắng gió.