Khám phá những trò chơi dân gian nổi tiếng Nhật Bản

Nếu bạn có hứng thú với văn hóa đất nước mặt trời mọc thì hãy cùng chúng tôi khám phá những trò chơi dân gian nổi tiếng Nhật Bản – thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt lại mang trong mình những điều vô cùng thú vị, thu hút.

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay thì những trò chơi truyền thống không còn phổ biến được như xưa. Tuy vậy, nó vẫn có chỗ đứng nhất định trong đời sống văn hóa xứ sở hoa anh đào, đặc biệt là trong các dịp lễ hội.

1. Trò chơi Kendama

Kendama là một loại đồ chơi đã được ưa chuộng rộng rãi ở Nhật Bản với cả trẻ em và người lớn, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng hơn 200 năm. Khi mới nhìn kendama lần đầu tiên ai cũng nghĩ đây là một trò chơi đơn giản nhưng thực ra kendama là một trò chơi với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau để điều khiển nó.

nhung tro choi dan gian noi tieng nhat ban 1

Hất trái cầu gỗ lên để nó rơi xuống cái đĩa nhỏ nhất, rồi cái lớn nhất, tiếp theo là cái trung bình. Sau đó tung trái cầu gỗ sao cho lỗ của nó vượt qua đầu cây trục nhọn. Kế tiếp, thi xem ai là người chơi nhanh nhất. Để thêm hấp dẫn, giữ trái cầu gỗ với lỗ ngửa mặt lên, rồi ném cái cán lên cao để đầu cây trục nhọn rơi vào lỗ.

Đây là trò chơi được chơi ở bất cứ nơi nào và bởi bất cứ ai, cả nam giới và và nữ giới, trẻ em và người già. Người ta nói rằng trò chơi này giúp con người phát triển sức tập trung và tính kiên trì.

Ngày này, đồ chơi truyền thống này không chỉ là trò chơi giải trí mà nó còn là một môn thể thao cạnh tranh với các cuộc thi đấu diễn ra trên khắp Nhật Bản.

2. Trò chơi Koma

Trò này du nhập vào Nhật Bản khoảng 1000 năm trước đây từ Trung Quốc. Vào thời Edo (1603-1868), những trận đấu Koma rất thịnh hành. Các đấu thủ dùng dây để quật những con quay bằng gỗ hoặc bằng thép được gọi là Bei-goma trong một cái vòng, thường là một cái thùng quấn khăn bên ngoài, và cố gắng để con quay của đối phương rơi ra khỏi vòng.

Qua nhiều năm, đã có rất nhiều loại quay được sản xuất tại Nhật Bản, bao gồm cả những loại quay gây tiếng ồn, hay những loại quay rất nhanh.

3. Trò chơi Ayatori

Ayatori là trò chơi truyền thống phổ biến tại Nhật, thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng đặc biệt được yêu thích bởi các bé gái và học sinh nữ. Trò chơi này sử dụng một sợi dây dài khoảng 120cm được tạo thành hình một vòng tròn bằng cách cột hai đầu lại với nhau.

nhung tro choi dan gian noi tieng nhat ban 2

Cách chơi: tạo các hình khác nhau (ngôi sao, bông hoa,…) từ sợi dây qua việc thao tác các ngón tay để thắt hình. Có thể chơi ayatori một mình hoặc với người khác. Khi nhiều người chơi và muốn thi tài với nhau, một người giữ sợi dây theo một hình cố định, còn người kia thắt một hình khác từ hình cố định mà người kia tạo ra. Người nào phạm lỗi hoặc làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc.

4. Trò chơi Hanetsuki

Đây là trò chơi truyền thống được các bé gái Nhật Bản yêu thích nhất. Trò chơi này có cách chơi tương tự như cầu lông nhưng không có lưới, vợt và quả cầu cũng có chút riêng biệt mang hơi hướng văn hóa dân tộc. Quả cầu được làm từ một hạt gắn lông chim, còn vợt (hagoita) làm bằng gỗ được trang trí với những hình vẽ sinh động như: thiếu nữ xinh đẹp, diễn viên kịch Kabuki,… Trong khi trẻ con say sưa chơi hanetsuki thì có rất nhiều người chỉ đơn thuần sưu tầm vợt hagoita để trang trí.

5. Trò chơi Takoage

Ở Nhật Bản, vào thời Heian, thả diều được xem như là một trò chơi của giới quý tộc, nhưng vào thời chiến quốc, Takoage được sử dụng như một vũ khí phóng hỏa từ xa, hay là đo khoảng cách với quân địch. Từ thời Edo, trò chơi được phổ biến rộng rãi như một trò chơi của thường dân, và người ta thường thả diều chúc mừng sinh nhật các cậu bé trai.

nhung tro choi dan gian noi tieng nhat ban 3

Người Nhật cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe, vì lời cầu xin đã đến với các vị thần. Ngoài ra, vì từ ngày xưa người Nhật cho rằng “việc hướng mặt lên trời trong tiết lập xuân cũng là một phương pháp dưỡng sinh”, nên người ta cũng thường thả diều vào những ngày đầu xuân.

Diều của Nhật thường có hình vuông được làm bằng giấy dán trên khung tre và hình các võ sĩ hoặc các vũ công Kabuki được vẽ trên đó cùng với các dòng chữ tiếng Nhật. Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. Bên cạnh năm mới còn có giải thi đấu diều khu vực nơi người ta dùng tới cả những chiếc diều lớn tới 10m.

6. Trò chơi Menko

Menko xuất hiện khoảng năm 1700. Menko đặc biệt được những bé trai yêu thích. Đây là một trò chơi thẻ bài của Nhật Bản dành cho hai hoặc nhiều người chơi. Các thẻ bài có hình chữ nhật hoặc hình tròn được làm từ những miếng bìa cứng và có in hình manga, diễn viên, nhân vật nổi tiếng,… ở một hoặc hai mặt. Bài của người chơi được đặt trên bề mặt gỗ cứng hoặc bê tông và người còn lại sẽ vứt thẻ bài của mình xuống sao những thẻ bài của đối phương bị lật lên. Người nào lấy được hết lá bài hoặc có nhiều lá bài nhất khi kết thúc trò chơi, sẽ giành chiến thắng.

7. Trò chơi Fukuwarai

Fukuwarai là trò chơi không thể thiếu trong mùa xuân của người Nhật. Đây là một trò chơi rất thú vị và vui nhộn, được rất nhiều người chơi. Khi chơi trò này người chơi sẽ bị bịt mắt và phải sắp xếp mắt, mũi, miệng… lên một tờ giấy có vẽ sẵn khuôn mặt. Những người chơi xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói: “cao lên”, “sang trái”,… Và có lẽ sau khi người chơi mở mắt nhìn khuôn mặt được tạo ra rất quái dị, nên khiến cho mọi người cảm thấy buồn cười. Vì khởi người từ câu nói “Nụ cười mang phúc thần vào nhà”, nên trò chơi này rất thích hợp trong dịp lễ Tết.

nhung tro choi dan gian noi tieng nhat ban 4

Người có thể tạo ra một khuôn mặt khiến người khác buồn cười nhất, hay là người ghép hình những bộ phận cho khuôn mặt chính xác nhất sẽ chiến thắng, điều này phụ thuộc vào luật chơi được qui định ban đầu.

Trò chơi Fukuwarai thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868), và mọi người bắt đầu coi đó như một trò chơi mừng xuân vào thời Taisho (1912-1926). Cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu chơi trò này ở nhà.

8. Trò chơi Karuta

Trẻ em Nhật Bản cũng rất thích chơi bài có tên gọi karuta. Karuta có hình chữ nhật, giống với những bộ bài Tây, nhưng thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rô, bích, tép, thì chúng lại mang trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ. Trong một hộp karuta có vài tá quân bài.

Khi chơi một người chơi sẽ đọc to một lá bài (yomi-fuda) và những người khác tranh nhau để giành lấy quân bài tương ứng với bài thơ ấy (efuda). Người nào giành được nhiều lá bài nhất sẽ thành người chiến thắng.

9. Trò chơi Ohajiki

Tương tư như Ayatori, Ohajiki cũng là trò chơi phổ biến ở các bé gái Nhật Bản. Ohajiki có thể chơi nhiều người. Những người chơi sẽ luân phiên dùng ngón tay búng những miếng nhỏ hình đồng tiền gọi là Ohajiki để chúng chạm vào những miếng khác. Ngày xưa, các Ohajiki có thể dùng đá cuội , hoặc những con cờ Go (cờ Vây). Ngày nay, những miếng này thường được làm bằng thủy tinh. Khi chơi, dùng ngón tay cái và ngón trỏ ( hoặc ngón giữa ) để tạo thành một vòng tròn, sau đó dùng ngón cái búng một miếng.

nhung tro choi dan gian noi tieng nhat ban 5

Nếu người chơi búng trúng miếng đã chọn, người đó sẽ được giữ nó. Nếu búng trượt, người chơi tiếp theo sẽ vào phiên. Đến cuối cùng khi trên bàn không còn miếng Ohajiki nào, mọi người sẽ kiểm tra số miếng mà mình có. Người chiến thắng là người có nhiều miếng nhất.

Chudutravel vừa giới thiệu cho bạn danh sách những trò chơi dân gian nổi tiếng Nhật Bản. Tuy rằng chúng không còn được ưa chuộng như trước nhưng vẫn chiếm 1 vị trí quan trọng trong lòng người dân, cũng như có đóng góp đáng kể vào kho tàng văn hóa xứ sở hoa anh đào.

Tin liên quan:

Rate this post