Không chỉ xuất hiện trong các vở kịch, mặt nạ còn được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội tại xứ sở hoa anh đào. Vậy mặt nạ thần linh trong lễ hội ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?
Từ xa xưa mặt nạ đã tồn tại trong đời sống văn hóa của người Nhật Bản, ước tính từ cách đây khoảng 2000 năm. Mặc dù đất nước mặt trời mọc phát triển về công nghiệp nhưng vốn dĩ đi lên từ nông nghiệp, cũng dễ hiểu khi yếu tố tâm linh được người dân ở đây khá coi trọng. Hằng năm, họ đều làm những nghi lễ cúng bái với mục đích cầu thần linh cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa hay quốc gia được thịnh vượng.
Mỗi lễ hội, lễ cúng ở Nhật Bản đều mang câu chuyện về một vị thần nào đó. Tại buổi lễ, người Nhật Bản sẽ mang một chiếc mặt nạ, tượng trưng cho vị thần ấy để thực hiện lễ nghi cúng bái, phát lộc cho dân chúng. Một số lễ hội lớn tại Nhật:
Thành phố Hamada hiện giờ vẫn còn có một lễ hội lâu đời, có tên là Iwami Kagura. Trong lễ hội này, họ biểu diễn khá nhiều điệu múa diễn tả thế giới thần linh khá sinh động. Mỗi điệu nhảy lại ẩn chứa câu chuyện trong đó. Qua đó có thể thấy cuộc sống tinh thần tại xứ sở Phù Tang khá phong phú, đa dạng.
Một vị thần cũng nổi tiếng khác đó là Ebisu, cai quản và hộ mệnh cho nền thương mại, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đối với người Nhật, vị thần này sẽ chở che ruộng đồng, đem lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho công việc làm ăn, kinh doanh. Mặt nạ mô phỏng vị thần này luôn hiện lên nụ cười thân thiện.
Trong truyện tranh của người Nhật, Susano’o no Mikoto là thần sấm sét và thần biển, chính vị thần này đã tiêu diệt Yamata no Orochi, một con quái vật thần thoại. Thần này có chân mày rậm, mắt to cùng miệng rộng, hai hàm răng nghiến chặt toát lên sức mạnh cường tráng.
Cáo cũng thường xuất hiện trong các truyền thuyết, những chiếc mặt nạ cáo là biểu tượng của tai ương, điềm chẳng lành.
Một vị thần khác cũng không thể thiếu đó là thần lửa Hyottoko. Truyền thuyết kể rằng, vị thần này xưa là bé trai hay sử dụng ống tre để thổi lửa, đại diện của sự thịnh vượng, ấm no. Bên cạnh thần lửa là Okame, vị thần mang lại sự phúc. Hai vị thần này luôn đi kèm với nhau, bổ sung tương trợ cho nhau.
Không giống như văn hóa Trung Quốc, đối với văn hóa Nhật, rồng lại được coi là đại diện của thần nước, thần sẽ ban cho chúng sinh những cơn mưa để xua tan nạn hạn hán, ảnh hưởng mùa màng, đời sống. Đó là ý do vì sao mặt nạ rồng lại thường xuất hiện trong các lễ cầu mưa ở xứ sở hoa anh đào.
Mặt nạ thần linh trong lễ hội ở Nhật Bản ngoài việc chứa đựng những câu chuyện huyền hoặc về các vị thần còn mang trong mình cả một đời sống văn hóa, quan niệm thẩm mĩ của người dân bản xứ. Nếu bạn yêu mến các giá trị truyền thống của Nhật Bản thì hãy nhanh chóng đến xứ sở xinh đẹp này để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.