Người ta thường gọi Nhật Bản là xứ sở hoa anh anh đào, chính điều này gây ngộ nhận cho nhiều người vì thực tế đây không phải là quốc hoa của người Nhật. Vậy bạn có biết loài hoa nào là quốc hoa của Nhật Bản không?
Câu trả lời chính là hoa cúc. Loài hoa biểu tượng của sự sống, của ước mơ trường tồn này đã theo chân các sứ giả và các học giả du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm.
* Hoa cúc – Quốc hoa của Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến hoa anh đào, loài hoa được coi là biểu tượng của xứ sở phù tang. Hoa anh đào mang trong mình ý nghĩa về tinh thần và sức mạnh của người dân đất nước mặt trời mọc. Loài hoa mỏng manh nhưng kiên cường và đầy quyến rũ ấy còn đại diện cho tinh thần võ sĩ đạo bất khuất, kiên trung. Không chỉ vậy, du khách năm châu thường biết đến Nhật Bản với cái tên “xứ sở hoa anh đào”. Có lẽ chính vì vậy đã khiến nhiều người hiểu lầm rằng hoa anh đào chính là quốc hoa của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong Hoàng thất hay pháp luật, loài hoa đảm nhận vai trò cao cả ấy chính là hoa cúc – loài hoa biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu và bản chất tốt đẹp.
* Hoa cúc – Loài hoa đại diện cho phẩm chất cao quý của Nhật Bản
Vào thế thời Heian (thế kỉ thức VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia. Hiện nay, loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.
Hoa cúc được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.
* Ý nghĩa của hoa cúc trong quá khứ
Tuy không phổ biến như hoa anh đào nhưng hoa cúc lại mang trong mình ý nghĩ đặc biệt. Đối với người dân xứ sở phù tang, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng.
Hoa văn hoa cúc còn xuất hiện trong Huy hiệu cuả Hoàng gia Nhật Bản. Huy hiệu Cúc Văn được Thiên hoàng và những thành viên trong hoàng thất sử dụng từ lâu đời và chính thức trở thành quốc huy của Nhật Bản từ năm 1867. Huy hiệu là một hình hoa cúc vàng 16 cánh được xếp xen kẽ nhau, vẽ dưới dạng những vân tròn. Hoa cúc 16 cánh còn mang ý nghĩ mặt chiếu sáng, đại diện cho Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc.
Người ta còn gọi Nhật Bản là “đất nước hoa cúc” bởi vì hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, những ngôi đền cổ kính đến những cuốn hộ chiếu, hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.
Với ý nghĩa to lớn ấy, hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản luôn được người dân nơi đây đặc biệt yêu thích.
* Ý nghĩa của hoa cúc hiện nay
Cứ độ thu về, vào khoảng tháng 10, tháng 11, khắp nơi trên Nhật Bản lại nô nức diễn ra các lễ hội triển lãm hoa cúc độc đáo. Một trong những lễ hội hoa cúc tiêu biểu không thể không kể đến chính là lễ hội “Búp bê hoa cúc” tại Fukushima.
Tại lễ hội “Búp bê hoa cúc”, sẽ có các hình nhân đại diện cho những nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật mang trên mình những trang phục làm từ hoa cúc độc đáo. Điều này là thành quả của sự tỉ mỉ, kì công và sức sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân làm vườn.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được loài hoa nào là quốc hoa của Nhật Bản. Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp hữu ích cho bạn.