Múa mặt nạ được xem là một trong những di sản văn hóa tinh thần giá trị nhất của xứ sở kim chi, là tiếng lòng của bậc tiền nhân gửi đến con cháu của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài nét về nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc.
* Nguồn gốc của nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nghệ thuật múa mặt nạ được gọi là Talchum, trong đó “Tal” là đeo mặt nạ và “chum” là nhảy múa. Chỉ cần hiểu nghĩa của từ Talchum chúng ta cũng đã hình dung ra phần nào về nét độc đáo trong loại hình nghệ thuật Hàn Quốc này.
Không rõ múa mặt nạ Hàn Quốc ra đời từ khi nào, nhưng người ta có thể nhận thấy, loại hình nghệ thuật này được lưu hành rộng rãi và lên tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch bình dân tại Hàn Quốc vào thời Joseon (khoảng từ năm 1392 tới 1910). Nhưng sau đó, nghệ thuật múa mặt nạ gần như bị gián đoạn, cho tới khoảng 30 năm gần đây được khôi phục lại và trở thành môn nghệ thuật đại chúng diễn ra hàng ngày. Người dân Hàn Quốc coi Talchum như một trò chơi dân gian, thu hút mọi người tới xem và thưởng thức. Địa điểm nổi tiếng và thường xuyên diễn ra các hoạt động của loại hình nghệ thuật này chính là tại Seoul Madang ngay thủ đo Seoul. Một địa điểm lý tưởng cho những ai học ngành nghệ thuật Hàn Quốc hoặc tới đây du lịch khám phá.
* Múa mặt nạ Hàn Quốc có gì đặc biệt?
Tới với một buổi biểu diễn múa mặt nạ tại Hàn Quốc bạn sẽ không cảm nhận thấy sự tách rời giữa diễn viên và khán giả. Điều này giúp cho mọi người như được cùng hòa mìn và vui chơi trong mỗi tiết mục biểu diễn.
Diễn viên múa mặt nạ sẽ khóa lên mình bộ trang phục của các tầng lớp khác nhau trong xã hội như: pháp sư, quý tộc, người hầu, dân thường, … và sau chiếc mặt nạ che giấu kia họ có thể thỏa sức giãi bày, giải tỏa những bức xúc, uất hận hàng ngày tích tụ. Chính nhờ sự hóa thân này mà mọi người có thể tìm thấy niềm vui đích thực trong cuộc sống. Bởi họ như thấy tâm trạng của mình đang được bộc bạch qua từng diễn viên.
* Các loại hình múa mặt nạ Hàn Quốc
Là một loại hình nghệ thuật dân gian được phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước, do đó tại mỗi vùng miền khác nhau Talchum mang tới cho người xem những cảm nhận và giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng.
Chẳng hạn tại vùng An Dong, Gangueung hà Hahoe, múa mặt nạ xuất hiện và gắn liền với các nghi thức tôn giáo Shaman, với việc thờ cúng các vị thần thành hoàng làng. Qua mỗi điệu múa, người dân gửi gắm vào những nghi lễ thần thánh đó những cầu mong sự yên vui cho dân làng.
Còn sang với múa mặt nạ Yayu và Okwangdae thì những tính chất, yếu tố thần thánh không còn nữa mà chỉ đơn thuần là những màn biểu diễn giải trí thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân nơi đây.
Ở các vùng đất khác, Talchum là khóa lên mình những chiếc áo màu sắc văn hóa khác nhau và điều này càng khiến nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc trở nên đa dạng, hấp dẫn và gắn chặt với cuộc sống thường ngày của người dân.
Có một thời gian nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc bị quên lãng nhưng cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì di sản này đã được phục hồi và truyền bá rộng rãi. Ngày nay bạn có thể dễ dàng bắt gặp điệu múa này tại các dịp lễ, chương trình lớn, hoặc tại các công viên.
Để thực hiện được chuyến du lịch khám phá xứ sở kim chi, bạn có thể theo dõi quy trình xin visa Hàn Quốc tại bài viết Dịch vụ xin visa du lịch Hàn Quốc uy tín, nhanh chóng nhất. Chúc bạn thành công.